22 nước tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới

45 tàu từ 22 quốc gia, trong đó có các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật… sẽ quy tụ tại Hawaii từ ngày 11-7 đến 2-8 để tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương – RIMPAC 2012.


Theo thông tin từ Tân Hoa xã, 22 quốc gia nói trên gồm Nga, Úc, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga, Anh và Hoa Kỳ.

Hiện tại hạm đội Thái Bình Dương của Nga gồm tàu khu trục Panteleyev, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Fotiy Krylov đã rời Vladivostok ngày 13-6 để đến Hawaii tham dự RIMPAC 2012. Đây là lần đầu tiên Nga tham gia cuộc diễn tập này theo lời mời của ban tổ chức.


Trong thời gian diễn ra RIMPAC 2012, các lực lượng sẽ tiến hành các bài tập đổ bộ, pháo binh, tên lửa, phá tàu ngầm, trục vớt, cứu hộ, các hoạt động phòng không, rà phá bom mìn, chống cướp biển và xử lý bom đạn nổ.

RIMPAC năm 2012 là cuộc diễn tập hải quân lần 23, là cơ hội để các quốc gia thúc đẩy và duy trì mối quan hệ hợp tác trong khi vẫn đảm bảo an ninh trên các tuyến đường biển. Cuộc tập trận đầu tiên được tổ chức năm 1971 với sự tham gia của các chiến hạm từ Mỹ, Canada và Úc.


22 quốc gia từ khắp nơi trên thế giới sẽ tham gia cuộc diễn tập hải quân RIMPAC 2012 lớn nhất thế giới

Cùng ngày 13-6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo hạm đội hải quân của nước này sẽ tiến hành diễn tập ở phía tây Thái Bình Dương.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ của Trung Quốc và một số nước láng giềng như Philippines hay Nhật Bản đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền trên biển.

Tuy nhiên theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đây là một cuộc tập trận thường niên, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế và không đặc biệt nhằm vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào.

Trung Quốc hi vọng tất cả các bên liên quan sẽ tôn trọng các quyền tự do hàng hải của nước này.
Hiện tại lịch trình chính xác của cuộc diễn tập chưa được tiết lộ.

NGUYÊN PHẠM (Theo Xinhua)

Thái Lan dành gần 6 tỷ đô la cho quốc phòng tới 2013

Tạp chí quân sự Janes’ Defence Industry thông tin, trong tài khóa 2013 vốn bắt đầu vào tháng 10/2012, Thái sẽ chi khoảng 50% chi phí quốc phòng cho nhu cầu của lục quân, đứng thứ 2 là hải quân. Ngân sách được dự tính lên tới gần 6 tỷ đô la.

Thái Lan dành gần 6 tỷ đô la cho quốc phòng tới 2013


Thái Lan đã quyết định cần tăng thêm số lượng tàu ngầm

Như vậy so với giai đoạn hiện nay, ngân sách này sẽ tăng lên khoảng 7% và khả năng vượt 2,5 lần Việt Nam. Thái Lan cũng nhấn mạnh tới việc cần tăng cường nghiên cứu công nghiệp quốc phòng nội địa.

Bên cạnh việc nâng cấp tàu sân bay Chakri Naruebet hiện có, Hải quân hoàng gia Thái Lan sẽ có bước tiến vượt bậc khi chuẩn bị nhận 2 tàu đổ bộ chở trực thăng LPD (Landing Platform Dock). Hiện tàu này đang được Công ty Singapore Technologies Marine (ST Marine) gấp rút hoàn tất những công đoạn cuối cùng. Tàu có độ dài 141 m, chứa trong khoang 2 tàu đổ bộ tăng LCM (Landing Craft, mechanised) dài 23m được bố trí ở khoang dốc đuôi tàu và 2 xuồng đổ bộ bộ binh LCVP dài 13m bố trí trên các giá treo hai bên sườn tàu.

Với tên mang ý nghĩa là "Vinh dự của triều đại Chakri" (là tên của quốc vương khai sinh ra vương triều Băngkok), chiếc hàng không mẫu hạm của Thái Lan có lượng choán nước 11.400 tấn với chiều dài 182,6 m. Với gói nâng cấp mới trị giá công bố 26,7 triệu đô la, Chakri Naruebet sẽ được trang bị các hệ thống cảnh báo và phối hợp tác chiến hiện đại nhất với máy bay tiêm kích do hãng SAAB (Thụy Điển) thực hiện, dự kiến hoàn thành cho tới 2015.

Tàu di chuyển với tốc độ trung bình 25,5 hải lý/giờ. Khoảng cách hoạt động trong tầm thực hiện khoảng 19.000 km. Đi cùng Chakri Naruebet có thể bố trí 14 chiến đấu cơ và trực thăng (máy bay Harrier và Sikorsky Sea Hawk S-70) cùng 2 bệ phóng trang bị tên lửa phòng không Mistral, mỗi bệ phóng trang bị 6 tên lửa.


 

Tàu sân bay Chakri Naruebet triển khai trong hạm đội của hải quân hoàng gia Thái Lan

 
Tàu đổ bộ Thái Lan chuẩn bị bổ sung vào biên chế

Chakri Naruebet mang theo 455 sĩ quan, thủy thủ. Nguyên thủy "Chakri Naruebet" là tàu sân bay trực thăng được sản xuất tại nhà máy đóng tàu của Tây Ban Nha tháng 3/1997 với trị giá khoảng 336 triệu đô la.

Thống kê không chính thức cho thấy, quân đội Thái Lan có tổng cộng quân số: thường trực 306,600, dự bị 200,000

Lục quân: 190,000, bao gồm 12 sư đoàn, 742 tank và thiết giáp, 131 trực thăng, pháo binh, pháo và tên lửa phòng không

Hải quân: 68,000, bao gồm 15 chiến hạm (trong đó có 1 tàu sân bay), 88 tàu tuần duyên, 5 tàu phá mìn, 9 tàu đổ bộ, 5 trực thăng và 9 máy bay tiêm kích. Chuẩn bị tăng cường thêm 2 tàu đổ bộ hạng trung.

Không quân: 43,000, bao gồm 153 máy bay chiến đấu (3 phi đoàn cường kích - 48 máy bay, 3 phi đoàn tiêm kích - 33 máy bay, 2 phi đoàn trực thăng - 42 máy bay)

Hướng Minh

Nhật Bản hỗ trợ nâng cao cơ sở hạ tầng an ninh hàng hải của ASEAN

Để giúp các quốc gia cân bằng với Trung Quốc hơn trong tranh chấp Biển Đông, Nhật Bản sử dụng vốn vay ODA nhằm đẩy mạnh hỗ trợ các trang thiết bị về an ninh hàng hải nhằm tăng cường năng lực chấp pháp, bảo đảm an ninh hàng hải tại Biển Đông.


Trong tuyên bố chung của Ủy ban Tham vấn A ninh Mỹ - Nhật 2+2 vào ngày 27 tháng 4, Nhật Bản đã đưa ra một số sáng kiến mới nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực tại châu Á Thái Bình Dương.

Đáng chú ý là Nhật Bản đang hướng tới giúp đỡ xây dựng năng lực cho các quốc gia duyên hải  khu vực thông qua việc sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mang tính chiến lược của nước này. Đây là chính sách bổ sung hết sức quan trọng trong chính sách hiện tại của Nhật Bản nhằm hướng tới các quốc gia duyên hải ASEAN.

Khi sự ổn định hàng hải trên Biển Đông không được đảm bảo, các quốc gia duyên hải ASEAN sẽ phải đối mặt với những điều kiện chiến lược bất ổn định. Đầu tiên là khoảng cách đang gia tăng nhanh chóng giữa các cơ quan chấp pháp biển của Trung Quốc, hải quân, không quân PLA và quân đội của các quốc gia vên biển ASEAN. Và Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục củng cố ưu thế vượt trội về không quân và hải quân của mình so với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á.

Thứ hai là những nỗ lực hiện tại nhằm đưa ra một trật tự hàng hải dựa trên những luật định tại Biển Đông sẽ không mang lại thành công rõ ràng. Các cuộc đàm phán về việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lý về Biển Đông có vẻ khó khăn và xa vời, vì Trung Quốc không đưa ra lập trường phù hợp khi bàn đến  những tranh chấp biển trên cơ sở giải quyết đa phương.

Thứ ba là ngày càng nhiều các quốc gia ASEAN đang cân nhắc  việc lôi kéo bên thứ ba, quan trọng nhất là Mỹ - cũng như Úc và Nhật Bản – can dự vào cuộc chơi cân bằng sức mạnh tại Biển Đông. Nhưng việc xác định vai trò của Mỹ là đối trọng từ bên ngoài chống lại Trung Quốc vẫn còn rất phức tạp trong chương trình nghị sự đối với hầu hết các quốc gia ASEAN, vì nên kinh tế của Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc vào nhau rất sâu sắc.

ASEAN cần phải tăng cường năng lực của bản thân để đối phó với bối cảnh chiến lược đang thay đổi nhanh chóng. Nhật Bản mong muốn duy trì một cán cân sức mạnh có lợi cho mình tại Biển Đông vì đây là hải trình thiết yếu đối với thương mại Nhật Bản (đặc biệt là vấn đề nhập khẩu năng lượng). Và bất kỳ hiệp định tiềm ẩn nào giữa Trung Quốc và ASEAN về Biển Đông cũng có thể bị coi là khuôn mẫu trong vấn đề giải quyết những lợi ích biển tại Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Vì vậy, việc giúp  xây dựng năng lực an ninh hàng hải của ASEAN đang trở thành sự cân nhắc chính sách mang tính chủ chốt đối với chính phủ Nhật Bản. Nhật Bản giờ đây đang tìm kiếm một cách tiếp cận theo định hướng an ninh khu vực trong sự can dự của mình đối với ASEAN.

Đầu tiên, Nhật Bản tích cực tham gia nhiều hơn vào các cuộc tập trận và huấn luyện chung tại Đông Nam Á. Trong những năm qua, Nhật Bản đã tăng cường chính sách của mình thông qua việc tham gia vào các cuộc tập trận chung, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và các hoạt động sơ tán phi quân sự. Chẳng hạn, Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên với Mỹ và Úc tại Biển Đông vào tháng 7 năm 2011. Nhật Bản đang tăng cường đáng kể sự hợp tác về mạng lưới, thông tin liên lạc và an ninh với các quốc gia khu vực bằng việc gia tăng sự tham gia  huấn luyện và tập trận chung đa phương về các loại hình này.

Thứ hai, Nhật Bản đang hỗ trợ trong việc xây dựng năng lực an ninh của ASEAN thông qua việc thúc đẩy vốn vay ODA. Trong Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản – ASEAN vào tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cam kết hỗ trợ 25 tỷ USD nhằm thúc đẩy các dự án trọng điểm để tăng cường tính liên kết của ASEAN. Và tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản – Mê Công vào tháng 4 năm 2012, Nhật Bản cam kết viện trợ 7,4 tỷ USD trong ba năm nhằm giúp đỡ những dự án về cơ sử hạ tang của 5 quốc gia Mê Công. Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Koichiro Genba, thẳng thắn tuyên bố thúc đẩy việc “sử dụng ODA mang tính chiến lược” để phát triển mối quan hệ giữa viện trợ của Nhật Bản và an ninh khu vực. Nếu sự tài trợ về tài chính cua Nhật Bản mang tính chiến lược nhiều hơn nhằm hỗ trợ cho những mục địch này, thì nó có thể xem như là một công cụ chủ yếu trong việc xây dựng năng lực phòng thủ của ASEAN.

Điều này cũng có thể hỗ trợ cho sự hiện diện có hiệu quả của Mỹ tại khu vực, vì việc xây dựng năng lực cho các đồng minh và bạn bè của Mỹ tại châu Á là một thành phần chính trong chiến lược tái cân  bằng quân sự của Mỹ. Năng lực quốc phòng của ASEAN cũng có thể được xem như những điểm thâm nhập thay thế tiềm năng cho lực lượng của Mỹ trong việc theo đuổi sự hiện diện mang tính chính trị bền vững, hoạt động linh hoạt và phân bổ theo địa chính trị tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Cuối cùng, Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu vũ khí trực tiếp để hỗ trợ về cơ sở hạ tầng của các quốc gia ASEAN. Vào tháng 12 năm 2011, Nhật Bản đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của nước này để cho phép chuyển giao trang thiết bị quân sự ra nước ngoài nhằm duy trì hòa bình và hợp tác quốc tế. Nhật Bản đang xem xét việc sử dụng ODA để cung cấp cho Philippin tàu tuần tra cho hệ thống thông tin hàng hải và tuần duyên của nước này. Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh xem xét xuất khẩu tàu tuần tra, máy bay và tàu hỗ trợ đa mục tiêu của nước này để nâng cao năng lực an ninh hàng hải của ASEAN. Nhật Bản sẽ đóng góp nhiều hơn cho an ninh hàng hải của ASEAN nếu như sự hỗ trợ về phần cứng kết hợp với sự hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện từ Lực lượng Phòng vệ và tuần duyên của Nhật Bản.

Mặc dù những nhân tố này cho thấy định hướng chính sách mới của Nhật Bản trong cam kết với ASEAN, thì Nhật Bản có thể phải cần thêm một chiến lược rõ ràng hơn để thúc đảy việc xây dựng năng lực của ASEAN. Việc vừa giúp đỡ xây dựng năng lực quốc phòng của ASEAN trong khi vẫn tránh được tình thế lưỡng nan về an ninh đối với Trung Quốc sẽ  là điều rất khó đạt được. Tuy nhiên, những cuộc tập trận và huấn luyện chung, sử dụng ODA mang tính chiến lược và xuất khẩu vũ khí sẽ cấu thành nên những trụ cột quan trọng trong chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN.

Ken Jimbo là phó giao sư tại khoa Quản lý Chính sách, Đại học Keio

Theo East Asia Forum
Văn Cường (gt)

Ảnh độc: 3 loại máy bay khủng Philippines sắp ra biển Đông

Máy bay phản lực huấn luyện M346 của Italy, máy bay huấn luyện chiến đấu AMX-ATA của Brazil hay loại T-50 của Hàn Quốc đang là cái đích Philippines nhắm tới để tăng cường lực lượng đối đầu với Trung Quốc ở biển Đông.


Thông số kỹ thuật máy bay M-346: Phi hành đoàn: 2 học viên và giáo viên Chiều dài: 11.49 m Sải cánh: 9.72 m Chiều cao: 4.98 m Trọng lượng rỗng: 4.610 kg Trọng lượng cất cánh tối đa: 9.500 kg Động cơ: 2×ITEC F124-GA-200 , 27.8 kN mỗi chiếc Vận tốc cực đại: 983 km/h (614 mph) Vận tốc lên cao: 6.098 m/phút (20.000 ft/min) Lực nâng cánh: 285 kg/m² Lực đẩy/Trọng lượng: 4.1 N/kg Vũ khí: 9 giá treo súng, bom, rocket và tên lửa.


Máy bay M-346 được dùng cho những bài huấn luyện phi công tiêm kích và cường kích hạng nhẹ


Chính quyền Philippines chi khoản ngân sách lớn chưa từng có trong lịch sử quân đội nước này để mua từ 16-24 máy bay huấn luyện và có thể nâng cấp khả năng thành máy bay chiến đấu nhằm rút ngắn khoảng cách về lực lượng với quân đội Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước vẫn chưa có chiều hướng hạ nhiệt.


Bên cạnh 3M46 thì Philippines đang quang tâm đến loại tiêm kích huấn luyện mới của Hàn Quốc T-50.


T-50 là máy bay thế hệ thứ tư của Hàn Quốc. T-50 có tính năng rất tuyệt vời. Máy bay này áp dụng công nghệ ổn định có thể nâng cao khả năng cơ động, hệ thống kiểm soát số hóa có thể điều khiển bay chính xác, thiết bị cảm biến tấn công tự chủ tiên tiến có thể đồng thời tập trung vào nhiều mục tiêu…


T-50 là máy bay huấn luyện hiện đại duy nhất trang bị động cơ phản lực F404-GE-402. Vì vậy, nó có đặc điểm bay rất cao, có tốc độ siêu âm và linh hoạt về độ cao. T-50 bay cao tối đa đạt 14.550 m, ở độ cao này giới hạn tốc độ ở 30 m/phút. Tin cho biết, ở độ cao 12.000 m, phi công lái T-50 cảm thấy rất thoải mái và an toàn và các hệ thống của máy bay vận hành bình thường.


Máy bay huấn luyện cao cấp T-50 của Hàn Quốc dài 13,4 m, rộng 9,45 m, cao 4,91 m, tốc độ tối đa là 1,5 Mach.


Bên cạnh hai đại diện của Châu Âu và Hàn Quốc, Philippines còn đang định nhắm đến đại diện ở Nam Mỹ với cái tên AMX-ATA của Brazil


AMX Advanced Trainer Attack (AMX-ATA) là một mẫu AMX mới hai chỗ, có chức năng của một máy bay tiêm kích tấn công đa nhiệm vụ, được phát triển cho vai trò chiến đấu và huấn luyện cao cấp do Brasil chế tạo và sản xuất


Hiện nay theo nhiều thông tin cho biết Philippines đang hướng tới các nhà cung cấp máy bay huấn luyện của Châu Âu để chọn lựa sản phẩm phù hợp với điều kiện tác chiến của quân đội nước này.

Hải quân Mỹ sẽ tung tàu chiến 7 tỉ đô la đối phó với Trung Quốc?

Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt có giá 7 tỉ đô la Mỹ này sẽ tập trung vào các cuộc tấn công trên cạn và phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ tàng hình, tàng âm của nó để di chuyển nhanh vào bờ trước khi  bắn phá ồ ạt vào đất liền.

Con tàu hiệu DDG 1000 USS Zumwalt này có giá 7 tỉ đô la Mỹ.

Ngoài những vũ khí truyền thống, con tàu này được trang bị thêm loại vũ khí mới mà Hải quân Mỹ từng dự định tung ra có tên gọi “railgun” (có thể tạm dịch là “súng đường ray” – PV).

Đây là một loại pháo điện từ, phóng ra rất nhiều đạn ở tốc độ cao mà không phải sử dụng thuốc phóng. Thay vì đó sẽ có một dòng điện chạy qua vỏ pháo, tương tác với lực từ trường trong những đường ray và nện mạnh vào vỏ pháo từ phía nòng pháo.

DDG 1000 USS Zumwalt

Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công vũ khí này vào tháng 2 năm nay nhưng nó chưa được đưa vào sử dụng.

DDG 1000 USS Zumwalt

Ban đầu chiếc Zumwalt được dự đoán trị giá khoảng 3.8 tỉ đô la Mỹ, tuy nhiên do sử dụng nhiều công nghệ nên giá thành của nó đã đội lên gần gấp đôi. Cộng với chi phí nghiên cứu và phát triển mỗi chiếc Zumwalt có giá lên tới 7 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên Hải quân Mỹ chỉ dự định sản xuất ba chiếc tàu loại này.

DDG 1000 USS Zumwalt

Một nhà phân tích quốc phòng tên Jay Korman cho rằng do sử dụng quá nhiều công nghệ nên giá thành của chiếc tàu này mới ngất ngưởng như vậy và ông cho rằng chi phí như vậy là quá đắt.
Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ) đã phải mua một xưởng mới với giá 40 triệu đô la Mỹ để có thể lắp ráp con tàu khổng lồ này.

Nhưng dù kích cỡ lớn như vậy con tàu này cũng chỉ cần nửa đoàn thợ lắp ráp một con tàu truyền thống do trên tàu có hệ thống máy ráp tự động hiện đại.

Xưởng lắp ráp con tàu này là Bath Iron Works ở Maine (Mỹ).

Đây có thể coi là một động thái đáng chú ý của Bộ Quốc phòng Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương và thách thức lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến chiếc tàu Zumwalt này chìm xuống đáy Biển Đông.

Chiếc tàu Zumwalt này quả là một thách thức lớn với lời đe dọa từ phía Trung Quốc rằng chỉ cần sử dụng một vài con thuyền chứa đầy thuốc nổ là có thể khiến nó chìm xuống đáy Biển Đông.

Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc cũng đang nghiên cứu củng cố năng lực hàng không mẫu hạm và phát triển các hệ thống tên lửa và tàu ngầm có thể cản đường tiếp cận của Mỹ tới những làn biển quan trọng.

Nato đánh Syria nếu có: 2.000 máy bay, 60 vạn quân

Cuộc chiến chống Syria có thể nổ ra vào tháng 8-9. Bình luận của các chuyên gia Nga trước cuộc chiến có thể diễn ra.

Phương Tây đang thực sự chuẩn bị cho cuộc chiến với Syria. Tân Tổng thống Pháp François Hollande trên kênh truyền hình France 2 hôm thứ tư, 30/5, đã tuyên bố không loại trừ khả năng xâm lược vũ trang vào Syria. Tuy nhiên, ông Hollande vẫn nhấn mạnh rằng, việc đó chỉ có thể thực hiện khi có nghị quyết tương ứng của Hội đồng Bảo an LHQ.

Bỉ cũng không ngại gây chiến. Ngày 30/5, ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders đã ủng hộ ý tưởng can thiệp. Dĩ nhiên, người Mỹ cũng rất máu chiến. “Lầu Năm góc sẵn sàng bất cứ lúc nào soạn thảo kế hoạch can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Syria. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ đệ trình các kịch bản can thiệp quân sự khác nhau”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS. Song ông Dempsey cũng kêu gọi xem xét thận trọng việc sử dụng sức mạnh quân sự ở Syria.

Tướng Dempsey tỏ ra nghi ngờ khả năng lặp lại kịch bản Libya ở Syria, khi mà Mỹ và các đồng minh đã trực tiếp giúp đỡ phe đối lập. Mặc dù, ông ta cũng không loại trừ khả năng Washington sẽ vận dụng các thủ đoạn đã được kiểm nghiệm.

Kiên quyết phản đối can thiệp vào Syria, Moskva và Bắc Kinh phong tỏa việc thông qua nghị quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng có thể lần này, phương Tây sẽ chẳng cần đến nghị quyết.

Đáng lưu ý là hôm thứ tư, 30/5, tờ báo Al-Quds Al-Arabi đưa tin rằng, trong cuộc tập trận Eager Lion ở miền nam Jordanie (kết thúc vài ngày trước), Mỹ và các đồng minh đã chuẩn bị cho việc chiếm giữ các kho vũ khí hóa học của Syria. Ngày 29/5, tờ Haaretz của Israel đã đăng bài phỏng vấn một đại diện của cái gọi alf “Quân đội Syria tự do” (nhóm vũ trang lớn nhất của phe đối lập Syria). Trong đó có nói rằng, các kẻ thù của Tổng thống Syria té ra cũng rất chú ý đến số phận của kho vũ khí hủy diệt lớn. Và nếu như chế độ Assad sụp đổ, “Quân đội Syria tự do” sẽ đặt các kho vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát chặt chẽ để nó không rơi vào tay những kẻ xấu thuộc các nhóm vũ trang.

Tóm lại, công tác khởi sự đã có. Nếu nghị quyết sẽ không có, NATO sẽ thanh toán Assad với cớ là cần tước đoạt vũ khí hóa học khỏi tay “nhà độc tài khát máu” mà ông ta đang sử dụng đe dọa cả thế giới. Đó là điều đã xảy ra với Iraq.


Được sự ủng hộ của đa số dân chúng, Tổng thống Assad có đứng vững trước cuộc xâm lược của NATO? Ảnh: RIA Novosti

Tình hình xung quanh Syria sẽ diễn biến thế nào? Dưới đây là bình luận của một số chuyên gia Nga với tờ Svobodnaya Pressa (SP)

* Thượng tướng, GS, TS sử học, Chủ tịch Viện Các vấn đề địa-chính trị (AGP, Nga) Leonid Ivashov

SP: Leonid Grigorievich, ông đánh giá thế nào về tình hình hiện tại xung quang Syria?

Tình hình đang bị hun nóng, nhất là xung quanh tình huống không rõ ràng ở Houla, và một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép can thiệp đang được chuẩn bị. Căn cứ là dường như Syria đang đe dọa các nước có chủ quyền khác. Tất cả những điều này không phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiến chương LHQ, nhưng người Mỹ cần bất cứ lý do nào để được cho phép mở cuộc xâm lược mặt đất.

Tình huống như ở Houla đã từng xảy ra năm 1999 ở khu dân cư Račak thuộc Nam Tư (theo giả thiết của các phần tử ly khai người Albania, các cơ quan quyền lực Nam Tư đã tổ chức tàn sát hàng loạt dân thường ở thôn này; biến cố ở Račak được mô tả như thế đã trở thành cái cớ để NATO lần đầu tiên nêu ra vấn đề sử dung vũ lực với Nam Tư - SP). Ở đó, chính quyền cũng bị buộc tội diệt chủng, còn sau đó ủy ban điều tra độc lập quốc tế phát hiện ra là thực tế hoàn toàn không phải thế, mà xác của những người bị giết ở Račak bị cố ý kéo đi để khiêu khích. Nhưng việc cũng đã rồi - Nam Tư đã chấm dứt tồn tại như một nhà nước.

Tình huống tương tự bây giờ đang hình thành xung quanh Syria. Nếu như xảy a cuộc tấn công vũ trang vào Syria không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ thì đây sẽ là cuộc xâm lược ăn cướp mới vi phạm mọi chuẩn mực luật pháp quốc tế. Nếu như Nga và Trung Quốc dao động và cho phép thông qua một nghị quyết như vậy (cho phép đóng cửa không phận chẳng hạn) thì cuộc xâm lược vũ trang sẽ lập tức được phát động.

Một cuộc xâm lược giấu mặt chống Syria ngay hôm nay đã đang diễn ra. Cũng giống như ở Libya, đang hoạt động ở đó là lực lượng đặc nhiệm của nước ngoài, trước hết là của Qatar và bọn lính đánh thuê từ các nước khác. Tóm lại, ngay hôm nay đã có thể nói về sự can thiệp quân sự vào công việc nội bộ của Syria.

SP: Quân đội Syria như thế nào, có khả năng sẵn sàng chiến đấu đến đâu?



Hiện nay, đây là lực lượng quân sự có khả năng chiến đấu nhất ở Cận Đông. Mặc dù, họ được trang bị chủ yếu bằng vũ khí lạc hậu do Liên Xô sản xuất, nhưng cũng có những vũ khí trang bị hiện đại do nước Nga hiện nay cung cấp.

Tuy nhiên, khi chúng ta nói về sức chiến đấu của một quân đội, ta cần hiểu đối phương của nó là ai. Syria không chuẩn bị để đánh nhau với Mỹ, NATO, châu Âu. Nước này xây dựng quân đội để bảo vệ đất nước trước các nước láng giềng, trước hết là Israel, nhiều nước Arab. Nếu như NATO sẽ sử dụng không quân, các phương tiện vũ khí và chế áp hiện đại nhất chống Syria thì tất nhiên quân đội Syria không chống nổi.

Dù sao thì NATO vẫn là cỗ máy chiến tranh hùng mạnh và hiện đại nhất thế giới. Bởi vậy, dĩ nhiên là Syria sẽ không thể trụ được lâu.


Thực tế ở Iraq và Afghanistan cho thấy, NATO đang áp dụng chiến thuật chiến tranh phi tiếp xúc. Trước tiên, các lực lượng NATO đánh tan các đài radar phòng không đối phương, sau đó chế áp các bệ phóng tên lửa phòng không, tiếp đó không quân NATO hành động ở chế độ săn lùng tự do. Dĩ nhiên là quân đội Syria không sẵn sàng cho điều đó.

Quân đội Syria:


Thời bình, quân đội Syria có gần 300.000 quân (ngoài ra còn lực lượng gần 300.000 người).


Xe tăng: 4.700-4.800 chiếc, trong đó có 1.500-1.700 Т-72 thuộc các biến thể khác nhau, 1.000 Т-62, 2.250 Т-55/Т-55MV, trong đó có khoảng 1.000 chiếc đang được cất giữ.


Hệ thống rocket phóng loạt: 300 hệ thống Grad của Liên Xô, 200 hệ thống Type 63 của Trung Quốc.


Pháo binh: Khoảng 1.500 khẩu lựu pháo kéo, 450 pháo tự hành 2S3 Akatsya và 2S1 Gvozdika.


Trong trang bị còn có gần 4.000 hệ thống tên lửa chống tăng, trong đó có 1.000 hệ thống hiện đại Kornet của Nga.


Phòng không: Gần 30 hệ thống tên lửa phòng không Buk và Osa, 36 hệ thống tên lửa/pháo phòng không Pantsir-S1, gần 50 hệ thống tên lửa phòng không S-200, gần 500 hệ thống tên lửa phòng không lạc hậu S-75 Volga và S-125 Pechora. Hợp đồng mua 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không Buk-M2E ký năm 2008 đang trong quá trình thực hiện.


Không quân: 48 máy bay tiêm kích MiG-29 được Nga nâng cấp vào đầu những năm 2000, 50 tiêm kích đánh chặn MiG-25, gần 100 MiG-23 thuộc các biến thể khác nhau, 20 Su-24MK. Theo thông tin không được xác nhận, Không quân Syria còn sở hữu gần 20 tiêm kích Su-27.


Tên lửa chiến dịch-chiến thuật: 36 hệ thống Luna-M và Tochka.


Đang trong quá trình thực hiện là hợp đồng mua sắm các hệ thống tên lửa chống hạm tối tân Bastion-P có tầm bắn 300 km của Nga.


Hiện tại, vũ khí trang bị của Liên Xô/Nga chiếm hơn 90% vũ khí trang bị của quân đội Syria, nhưng 80% đã lạc hậu hoặc cần hiện đại hóa.

SP: Nếu tình hình đi đến xung đột, Syria có đứng vững lâu hơn Libya không?

Tôi không dám khẳng định điều gì, bởi lẽ ở Syria, chúng ta cũng có thể nhận được yếu tố nội chiến như đã xảy ra ở Libya. Nhưng cũng có thể nhận được hiệu ứng trái ngược: đại đa số dân chúng Syria có thái độ phản đối hành động xâm lược, nhất là với chiến dịch mặt đất và đoàn kết lại để đánh đuổi quân xâm lược. Nếu chỉ dừng ở chiến dịch không kích, NATO sẽ không đạt được các mục tiêu của họ và Syria vẫn tồn tại như một quốc gia. Dĩ nhiên là sẽ có tổn thất kinh tế, sẽ có những nạn nhân vô tội, nhưng Syria có thể đứng vững.

Câu hỏi then chốt ở đây là hôm nay ai còn ủng hộ Syria? Liệu nhân dân các nước Arab, rồi Iran có ủng hộ họ không, liệu Nga và Trung Quốc có ủng hộ không dù chỉ là về chính trị? Dĩ nhiên không một quốc gia Cận Đông nào có thể đơn độc chống nổi được sức mạnh quân sự thống nhất của phương Tây.

SP: Ông có nghĩ là Iran sẽ can thiệp vào cuộc xung đột Syria - NATO không?

Tôi không thể nghĩ thay người Iran. Dĩ nhiên, họ hiểu rằng, Syria chỉ là màn dạo đầu cho cuộc tấn công vào Iran. Nhưng họ có thể làm gì?

SP: Nghĩa là từ giác độ quân sự, Iran không thể có sự chi viện đáng kể?

Nếu như không quân hiện đại ra tay thì Iran có thể chi viện được gì? Đưa các đài radar của mình sang Syria ư? Chúng cũng sẽ bị tiêu diệt, hơn nữa Iran cũng làm gì có radar hiện đại. Cung cấp các phương tiện hỏa lực diệt máy bay đối phương ư? Đó cũng là một câu hỏi. Tung không quân sang ư? Điều đó có nghĩa là khiêu khích một cuộc tấn công vào Iran.

Tôi nghĩ rằng, trong tình huống này cần thể hiện trước hết sự cương quyết chính trị. Ví dụ, Tổng thống Pháp Hollande tuyên bố rằng, Pháp sẽ tham gia chiến dịch chống Syria, nhưng chỉ sau khi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ được thông qua. Cần không được để người ta tiêu diệt một đồng minh nữa của Nga, cần phong tỏa việc thông qua nghị quyết.


SP: Các nước châu Âu có sẵn sàng cho cuộc chiến không? Bởi lẽ, ở Libya, nhiều nước châu Âu đã vấp phải vấn đề kinh phí cho lực lượng quân đội tham chiến…

Hiển nhiên, cả người châu Âu và người Mỹ đều có khó khăn tài chính. Nhưng để thực hiện một chiến dịch như thế, người ta có thể huy động các tập đoàn tư nhân có mưu đồ kiếm chác lợi ích từ cuộc chiến ở Syria.

Ta hãy xem nhé. Hiện nay, người ta đang cố mở một tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Qatar đi qua Cận Đông để cung cấp khí đốt cho châu Âu từ phía nam và cạnh tranh với tuyến đường ống “Dòng chảy phương bắc” của Nga và tuyến Nabucco. Những ai sẽ sử dụng tuyến đường ống này thì có thể đầu tư những khoản tiền tương ứng vào cuộc chiến ở Syria.

SP: Mối quan tâm của họ là các mỏ khí đốt ở Syria có phải không?

Không chỉ là mỏ mà chủ yếu là lãnh thổ. Cần thủ tiêu một nhà nước độc lập vốn đang thi hành chính sách của mình, tạo ra tình thế hỗn loạn, đưa các phần tử Hồi giáo cực đoan lên nắm quyền. Tại các nước Arab đã diễn ra cách mạng, chẳng hề có tăng trưởng mà chỉ rặt có suy thoái. Bằng cách cung cấp các khoản tín dụng ăn cướp, nay các nước này dễ dàng bị chi phối, dắt mũi. Người ta cũng đang cố làm điều đó với Syria - nổ bom, gây hỗn loạn, làm sao để ở đó các chính phủ lần lượt thay thế nhau. Kết quả là Syria sẽ không phát triển được và mãi mãi sẽ chìa tay ăn xin. Trong tình thế đó, có thể áp đặt bất kỳ điều kiện nào, không gian trở nên bị kiểm soát.

SP: Thế các công ty tư nhân không sợ là một khi làm cho Syria hỗn loạn, họ sẽ không thể sử dụng được tuyến đường ống dẫn khí đốt à? Không sợ là sẽ nhận được hoạt động khủng bố gia tăng, các vụ nổ hàng ngày đối với chính tuyến đường ống đó ư?

Không. Bất kỳ chế độ nào cũng muốn tuyến đường ống được an toàn - ta hãy xem gương chế độ Iraq mà xem. Họ sẽ tự bảo vệ tuyến đường ống vì nó mang lại nguồn thu nhập nào đó, hoặc là các công ty quân sự tư nhân vốn đang nhan nhản ở Mỹ sẽ nhận lãnh trách nhiệm này. Ở đây, mọi thứ đã được tính toán.

SP: NATO có thể phát động xâm lược mà không cần có nghị quyết với cớ vũ khí hóa học mà dường như Syria có là một mối nguy hiểm không?

Có thể, như đã xảy ra với Iraq. Người Mỹ hành xử một cách ngang ngược đến mức thậm chí không bận tâm để nghĩ ra cái cớ xác đáng hơn là việc sở hữu vũ khí hóa học. Vì lợi nhuận, để duy trì đồng đô la, vì để tiếp tục bòn rút từ khắp thế giới, mà người Mỹ gây ra những cuộc chiến tranh kiểu đó…

* TS KHQS, đại tá hải quân Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Viện Các vấn đề địa-chính trị (AGP)

Điều kiện cơ bản cho thắng lợi của cả chiến dịch quân sự sẽ là thành công trong chiến dịch không quân nhằm giành ưu thế trên bầu trời Syria. Cái đó sẽ đóng vai trò quyết định trong cả cuộc xung đột sau đó.

SP: Khả năng của các lực lượng phòng không và không quân Syria đánh trả cuộc tấn công đường không là như thế nào?

Nếu được sử dụng đúng đắn, xét tới việc tập trung cao các lực lượng này ở một không gian rất hạn chế, phòng không và không quân Syria có tiềm năng tiêu diệt hơn 100 máy bay đối phương. Nhưng vì đòn tấn công trước tiên sẽ nhằm vào chính các vị trí đóng quân của các lực lượng đó nên khả năng của chúng sẽ bị giảm mạnh.

Để trấn áp hệ thống phòng không Syria vốn bao gồm gần 650 hệ thống tên lửa phòng không, và không quân với gần 450 máy bay các loại, sẽ cần phải tạo lập ưu thế trên không áp đảo, nếu không không quân NATO sẽ chịu tổn thất lớn. NATO sẽ cần tập hợp một lực lượng không quân hùng hậu với 1.500-2.000 máy bay.


Nếu NATO chỉ tổ chức một lực lượng với 600-700 máy bay thì lực lượng này sẽ chịu tổn thất lớn vì sẽ không thể đồng thời chế áp tất cả các phương tiện phòng không và không quân Syria, và nhiều trong số các phương tiện này sẽ đánh trả hiệu quả. Nếu như NATO tổ chức một lực lượng tương đương với lực lượng đánh Iraq năm 2003, tức là 2.000-2.500 máy bay, thì bằng lực lượng đông đảo, họ sẽ có thể giải quyết được nhiệm vụ chế áp các phương tiện phòng không và không quân ngay trong những đòn đánh đầu tiên. Khi đó, tổn thất của không quân NATO có thể trong khoảng 20-30 máy bay.

SP: Sức chiến đấu của Lục quân Syria ra sao?

Lực lượng này có khả năng chiến đấu cao nhất, sẽ không có chuyện đào ngũ hàng loạt nào đâu, và việc lực lượng này đánh tan các tay súng ở Homs là bằng chứng khẳng định điều đó.

SP: Mục tiêu được công bố của các nước phương Tây là truất quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Họ có thể đạt được mục tiêu đó mà không cần tiến hành chiến dịch mặt đất không?

Không tiến hành chiến dịch mặt đất thì không thể lật đổ được ông Assad. Không thể nghi ngờ gì về điều đó được: kinh nghiệm tất cả các cuộc xung đột trước đó đã cho thấy điều đó. Để tiến hành chiến dịch đó, tối ưu là NATO sẽ phải tổ chức một lực lượng lục quân 500-600 ngàn người. Điều đó cực khó. Nhưng kể cả khi đã có một lực lượng như thế rồi, họ sẽ phải giải quyết vấn đề là phát động tấn công từ lãnh thổ của ai? Thổ Nhĩ Ký khó lòng cho phép dùng lãnh thổ của họ để xâm lược Syria, vì họ hiểu rằng, thu được lợi lộc từ chuyện này sau đó sẽ là các nước thứ ba, chứ không phải họ.

Li-băng, Iraq, Jordanie và Israel cũng khó dám làm chuyện đó. Còn đổ bộ lực lượng từ Địa Trung Hải thì mạo hiểu vì Syria đã được Nga chuyển giao các hệ thống tên lửa bờ biển. Nếu như không bị tiêu diệt trong giai đoạn đầu, các hệ thống đó có thể gây tổn thất lớn cho các tàu đổ bộ.

Việc NATO có dám mở chiến dịch mặt đất hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc liệu không quân của họ có chế áp được chắc chắn lục quân Syria từ trên không hay không, liệu họ có mua chuộc được giới chỉ huy quân sự cấp cao của Syria như đã làm ở Iraq hay không. Nếu không thì tôi nghiêng về hướng cho rằng, sẽ không có chiến dịch mặt đất.

Không có ưu thế hoàn toàn về lực lượng và khi quân đội đối phương vẫn duy trì được sức chiến đấu, các lực lượng NATO có thể hứng chịu những tổn thất rất lớn. Nếu như chiến dịch cuối cùng vẫn được phát động thì dưới áp lực của những tổn thất, họ đơn thuần là sẽ phải ngừng chiến dịch. NATO hiện đang ở trong một cuộc khủng hoảng quân sự và tinh thần cực kỳ trầm trọng, còn ở phương Tây chẳng có ai sẵn sàng cho những tổn thất nặng nề.

SP: Ông nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó lòng mà cho phép sử dụng lãnh thổ của họ, nhưng chính nước này ngay từ đầu cuộc xung đột là nước chỉ trích gay gắt nhất chính quyền Syria?

Đúng, trước đây là thế, nhưng trong mấy tháng gần đây, những chỉ trích đó đã bắt đầu dịu đi, bởi vì các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng, Saudi Arrabia hiện đang bắt đầu giành lấy quyền chủ động ở Syria, và sau khi giải quyết xong, ưu thế chi phối trong khu vực sẽ không phải lọt vày tay Thổ Nhĩ Kỳ mà lọt vào tay Saudi Arabia thực thi. Bởi vậy, hiện giờ, Thổ Nhĩ Kỳ không ráo riết chỉ trích Assad nữa.

SP: Liệu cuộc xâm lược Syria có thể diễn ra không có Mỹ tham gia không?


Câu trả lời cho câu hỏi này đã rõ ràng với tất cả trong cuộc chiến tranh chống Libya một năm trước. Về thực chất, NATO đã không thể độc lập giải quyết được dù một nhiệm vụ của chiến dịch không kích, hơn nữa chiến dịch cũng kéo dài đến nửa năm. Đó chính là tất cả những khả năng của NATO khi không có Mỹ. Nhưng ở đây cần phải nói thêm là họ đã huy động một số lượng máy bay không đủ cho chiến dịch này, chỉ có gần 250 chiếc. Nếu như họ tập hợp được trong tay 600-700 máy bay thì các sự kiện đã diễn ra thuận lợi hơn đối với họ.

Trong trường hợp Syria, tình hình cũng tương tự, chỉ có điều là tồi tệ hơn nhiều vì cả về số lượng và chất lượng, đây là địch thủ đáng gớm hơn nhiều so với Libya. Nếu xét đến yếu tố đại đa số dân chúng nước này đứng về phía ông Bashar al-Assad thì không còn nghi ngờ gì nữa, NATO không thể đơn thương độc mã thanh toán được ông ấy.

SP: Điều gì có thể cản trở phát động cuộc xâm lược?

Trở ngại thì rất nhiều. Một là, không có nước hay nhóm nước nào sẵn sàng cho việc triển khai trên lãnh thổ của mình một số lượng quân đội, chiến cụ lớn như thế, cung cấp các sân bay của mình và đóng vai trò làm bàn đạp phát động tấn công xâm lược Syria. Hai là, hiện nay không có những điều kiện chính trị để phát động chiến tranh bởi vì không có liên minh các nước sẵn sàng khai chiến. Sẽ mất nhiều tháng cho việc tham vấn và quyết định. Ba là, không có các phương tiện vật chất-kỹ thuật sẵn sàng cho sử dụng, được phân tán ở những khu vực cần thiết và cũng như chưa thiết lập được hạ tầng quân sự cần thiết. Cũng phải mất mấy tháng cho việc này.

Đánh thắng một địch thủ như Syria, chỉ có thể nhờ ưu thế áp đảo về lực lượng và phương tiện, và nếu như hôm nay, các nhà lãnh đạo của những nước nào đó tuyên bố rằng, cần tiến hành một chiến dịch quân sự ở Syria, thì điều đó không có nghĩa là ngay ngày mai binh lính của họ sẽ đổ bộ ngay vào lãnh thổ đối phương, còn các máy bay sẽ bắt đầu các phi vụ chiến đấu.

Việc tiến hành một chiến dịch quy mô như thế sẽ đòi hỏi xây dựng kho dự trữ vật chất cỡ 3-4 triệu tấn: thực phẩm, nhiên liệu, phụ tùng, đạn dược... Để triển khai 2.000 máy bay sẽ phải tìm ra gần 30-40 sân bay thích hợp. Tất cả những cái đó đòi hỏi một thời gian dài và xét đến tất cả những trở ngại, tôi kết luận rằng, dù một số chính trị gia muốn đến thế nào, nhưng họ sẽ khó phát động xâm lược Syria trong vài tháng tới.

* Geidar Dzhemal, Chủ tịch Ủy ban Hồi giáo Nga:

Để bất chấp lập trường ngăn chặn của Trung Quốc và Nga ở Hội đồng Bảo an LHQ và làm cho việc xâm lược Syria trở thành có thể, Mỹ muốn bịa ra một cái cớ nhân đạo nào đó, chẳng hạn như việc Assad sở hữu vũ khí hủy diệt lớn. Sự hiện diện của các mối đe dọa đó không đòi hỏi sự can thiệp ở cấp độ LHQ, mà là sự can thiệp ở cấp độ NATO, nhanh chóng hơn.

Quân đội Syria, nhìn chung, là khúc xương khó nhằn. Họ được huấn luyện khá tốt và có đủ bộ những vũ khí trang bị khá ghê gớm, tốt hơn nhiều những thứ mà ông Gaddafi đã có. Cuối cùng, còn một yếu tố nữa: Iran nhất định sẽ can thiệp nếu ai đó xâm lược quân sự Syria.

SP: Tình hình sẽ diễn biến nhanh như thế nào?

Tôi nghĩ rằng, hiện thời mới chỉ là thi triển các mánh khóe. Obama cực kỳ không muốn sự phát triển của đề tài Syria. Tôi cho là sự kiện ở Houla là một vụ khiêu khích do các thế lực muốn tạo ra những điều kiện bất khả kháng cho phép phớt lờ Obama.

Những điều kiện bất khả kháng tạo ra những bối cảnh bất trắc trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ mà kết quả là Obama có thể thực sự thua cuộc mặc dù hiện giờ ông ấy có mọi cơ hội giành chiến thắng. Nếu tình hình đi đến một cuộc xâm lược chống Syria và kéo theo Iran vào cuộc xung đột, Obama sẽ rất mờ nhạt trong con mắt cử tri.

Ở phương Tây, sau sự kiện Houla, đã diễn ra làn sóng trục xuất các đại sứ của Syria, vang lên hàng loạt tuyên bố sẵn sàng can thiệp. Có cảm tưởng là người ta đang gỡ bí cho Obama. Tuy nhiên, ít ai chú ý tới việc chỉ có 20 người chết vì đạn pháo của quân chính phủ. Đa phần nạn nhân chết bởi tay các đội quân vũ trang ủng hộ ông Assad - các quan sát viên LHQ đã xác định như thế. Cuộc tàn sát có thể là trò chơi bẩn, là sự khiêu khích. Chẳng hạn, nó có thể do các cấp chỉ huy được trả thêm tiền để gây ra. Một mặt, họ là các chỉ huy chiến trường ủng hộ ông Assad, mặt khác, điệp viên Mỹ có thể đã móc nối được với họ. Nên sự khiêu khích này có những hậu quả địa-chính trị to lớn.

* Nữ nhà báo, nhà nghiên cứu Đông phương học Ankhar Kochneva, người đang sống ở ngay Damascus

Gọi từ Damascus, Ankhar Kochneva chia sẻ về cảm nhận của người dân ở Syria đối với những ý đồ hiếu chiến của các nước phương Tây:

Một là, về cái được gọi là “nguyên nhân” để xâm lược Syria, tức là vụ tàn sát ở al-Houla. Hiện giờ đã có các tài liệu chính thức, băng ghi hình chính cuộc tàn sát, từ đó thấy rõ rằng, ra tay là những tên kẻ cướp, chúng giết những người ủng hộ Tổng thống. Trong 108 người bị giết, 62 người mang cùng một họ. Tất cả 32 trẻ em bị giết là thành viên của gia đình này, số còn lại là thành viên của hai gia đình khác. Nghĩa là ba gia đình cụ thể của những người ủng hộ Tổng thống đã bị tàn sát cố ý. Một trong những người bị giết giữ cương vị quan trọng ở quốc hội. Ngày 23, ông ấy được bổ nhiệm, ngày 25 cả gia đình bị sát hại.

Có những băng ghi hình, trên đó thấy rõ bọn cướp gài mìn các ngôi nhà, cho nổ chúng như thế nào, sau đó làm ra vẻ đó là các cuộc không kích. Các tài liệu chính thức của LHQ về sự kiện ở al-Houla đã được soạn thảo. Trong đó không hề có một chữ nói có những cái xác nào bị thương tổn do các vụ nổ hay mảnh bom. Nghĩa là người ta đe dọa xâm lược chúng tôi vì bọn cướp đã tổ chức một cuộc thảm sát những người ủng hộ ông Assad.

Còn về phản ứng ở phương Tây thì từ các nguồn của mình, mấy tuần trước tôi đã nhận được thông tin từ Mỹ nói rằng, chính quyền Mỹ đã thông qua quyết định cụ thể chuẩn bị xâm lược Syria. Nghĩa là bước ngoặt đó không phải là điều bất ngờ, và quyết định đó đã được thông qua không phải là sau khi vụ tàn sát này diễn ra. Mặt khác, ở Syria chúng tôi, những kẻ nổi loạn từ lâu đã nói đến gờ “X” nào đó mà sau đó thì tất cả sẽ thay đổi. Hiện giờ, chúng tôi đã có được phiên bản Syria của ngôi làng Nam Tư Račak: đó là tội ác biện minh cho những tội ác sau đó.

SP: Dân chúng có sợ cuộc xâm lược không?

Chúng tôi có gì phải sợ? Quân đội có, nếu cần thì ngày mai sẽ làm điều cần làm, nhưng bởi lẽ NATO sẽ không đánh nhau như quân đội với quân đội, họ sẽ đánh bom. Còn bản thân người dân thì nói “Cứ để họ nhảy vào, chúng ta chẳng có gì mà mất, chúng ta đang bảo vệ những ngôi nhà của mình”. Ở ý nghĩa tốt đẹp, người Syria đó là chính những con người Xô-viết như chúng ta đã từng. Chúng tôi không nhìn thấy những sự chuẩn bị đặc biệt nào trong bối cảnh những sự kiện gần đây.

Cũng chẳng có ai ở đây có ảo tưởng gì cả: họ hiểu rằng, người ta có mục tiêu, mục tiêu là hủy diệt một đất nước, chứ không phải truy đến cùng sự thật. Các vị hay xem điều gì đang diễn ra ở Sudan - người ta bị giết hàng trăm, LHQ ở đâu? Ở Yemen, một lúc có 100 người bị giết, 300 người tàn phế do vụ khủng bố, LHQ ở đâu? Còn ở chỗ chúng tôi, chính những người bảo vệ chúng tôi bị kẻ thù giết hại, thế nên thế giới phương Tây rắp tâm mau chóng phát động oanh kích Syria.

Chúng tôi đang chờ đợi cuộc xâm lược. Chúng tôi nghĩ rằng, điều đó sẽ xảy ra trong tháng 8-9. Hôm qua, tại cuộc họp báo của ông Kofi Annan, tôi đã đặt câu hỏi này với ông ấy: “Theo thông tin của tôi, Lầu Năm góc đang chuẩn bị cuộc xâm lược vào tháng 8-9. Những người sống ở Syria và ban lãnh đạo Syria phải làm gì?” Nhưng ông ấy, cũng như với các câu hỏi còn lại, đã không trả lời được rành rẽ, mà chỉ là “Không, tôi không nghĩ là sẽ như thế ”.

Nhân Vũ (theo SP)

Việt Nam có nên mua 18 chiếc Su-30K

Việc Nga công bố quyết định sẽ bán lại 18 chiến đấu cơ đa năng Su-30K đã qua sử dụng cho đối tác tiềm năng đặt ra nhiều câu hỏi. Ai sẽ là đối tác trong thương vụ này?

Mới đây, RIA Novosti dẫn lời Phó Giám đốc thứ nhất Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Alexander Fomin cho hay, Nga quyết định bán lại lô máy bay tiêm kích Su-30K bị Ấn Độ từ chối trong năm 2003, do liên quan đến các vấn đề sự cố của động cơ.

Như thông báo trước các phóng viên của ông Fomin, lô 18 máy bay Su-30K trước đó được Quân đội Ấn Độ sử dụng, đang nằm trong xưởng sửa chữa máy bay ở Belarus, dự kiến sẽ bán cho "mọi khách hàng tiềm năng".


Nga lên kế hoạch nâng cấp Su-30K/MK lên Su-30KN hiện đại hơn để bán cho một nước thứ ba.

Theo RIA, 18 chiến đấu cơ này có những đặc điểm kỹ chiến thuật thấp hơn so với Su-30MKI. Do đs, Su-30K/MK không có động cơ lực đẩy vector đa chiều hoặc 2 cánh mũi ở phía trước và khả năng cơ động cũng kém hơn.

Hệ thống điện tử hàng không của Su-30K/MK cũng được xây dựng với những đặc điểm thấp hơn so với Su-30MKI do HAL trang bị sau này, gồm các hệ thống điện tử tích hợp của Pháp và Israel.

Chính vì vậy, 18 chiếc Su-30K/MK sẽ được đại tu và sẽ thực hiện đầy đủ những nâng cấp cần thiết đối với yêu cầu của khách hàng.

Theo các nguồn tin không chính thức, chi phí nâng cấp tốn 5 triệu USD/chiếc, nhưng giá trị mỗi chiếc rất có thể sẽ rẻ hơn máy bay mới.

Nhưng có thể đó mới chỉ là mặt nổi, còn phần chìm trong các cuộc đàm phán (vũ khí đi kèm) và thực hiện những nâng cấp theo yêu cầu khách hàng, giá trị của mỗi chiếc máy bay sẽ là một ẩn số.

Nước nào là khách hàng số 1?


Nói về các khách hàng tiềm năng để mua 18 máy bay Su-30K, dễ dàng có thể sơ điểm ra những khách hàng tiềm năng nhất gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Belarus, Algeria, Venezuela và Trung Quốc.

Trong đó, khả năng mua lại bởi Ấn Độ là 0% bởi chính họ đã từ chối số máy bay này.

Indonesia đã có một hợp đồng mới để mua 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 của Nga, các chiến đấu cơ đa năng này đều tập trung cho nhiệm vụ tác chiến trên biển. Vì vậy, khả năng mua Su-30K của Indonesia là không cao.

Malaysia tuy có kế hoạch mua thêm 18 chiến đấu cơ mới nhưng cũng giống như Indonesia, chiến lược không quân của họ tập trung cho biển, vì vậy, Su-30K tác chiến ở lục địa không phải là lựa chọn hợp lý.

Khả năng Trung Quốc mua cũng không cao, bởi công nghệ sao chép máy bay dòng Su-30 của họ đang phát triển tốt.

Venezuela cũng tập trung mua biến thể Su-30MK2 giống như Việt Nam, tuy nhiên, họ có kế hoạch mua chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc bởi chi phí thấp, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai quốc gia này cũng đang không ngừng tiến triển trong thời gian gần đây.

Algeria và Nga đang xảy ra vụ "scandal" khi Algeria nghi ngờ rằng, máy tính trên khoang, bộ não của Su-30MKA chịu ảnh hưởng đáng kể của công nghệ Israel và phối hợp hoạt động với hệ thống gây nhiễu trên khoang Elta EL/M8222 của hãng IAI và màn hình hiển thị chính diện SU967 của Elbit Systems đều của Israel.

Song sát Su-30KN và Su-30MK2


Theo một blog quân sự Nga, hai ứng cử viên tiềm năng nhất là Việt Nam và nước chủ nhà Belarus - nơi đang sửa chữa 18 máy bay Su-30K của Nga.

Belarus đang có kế hoạch sẽ cho các phi đội máy bay Su-24 của họ "nghỉ hưu", sau khi xảy ra 2 vụ tai nạn liên tiếp đối với loại máy bay này trong tháng 10/2011 và tháng 2/2012.

Nhiều nguồn tin suy đoán rằng nước cuối cùng sở hữu số máy bay Su-30K này có thể là Việt Nam, nhưng nó vẫn có khả năng ở lại Belarus.

Đánh giá về Việt Nam, ông Konstantin Makiyenko, Phó Giám đốc Trung Tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược cho biết, Việt Nam đang cần bổ sung thêm các chiến đấu cơ đa năng để tiếp tục tiến thẳng lên hiện đại và củng cố tiềm lực không quân của mình.

Trong đó, khả năng Việt Nam vẫn tiếp tục lựa chọn dòng tiêm kích Su-30 của Nga làm chủ lực cho các phi đội hiện đại của bởi Không quân Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sử dụng các tiêm kích Su-30MK2.


Su-30KN phóng tên lửa.

Mặt khác, 120 chiếc Su-22 và hơn 100 chiếc MiG-21 đang phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam, dù đã từng bước được nâng cấp, nhưng được cho là đã lỗi thời và sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trước các tiêm kích hiện đại của đối phương. Chính vì vậy, chúng cần được dần thay thế bằng các chiến đấu cơ mới, có khả năng tác chiến vượt trội.

Nhu cầu về trang bị các tiêm kích chuyên thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ lục quân và không chiến của Không quân Nhân dân Việt Nam cũng tăng lên từng ngày.

Trong cả 3 hợp đồng mua máy bay Su-30MK2 trong năm 2003, 2009 và 2010 (tổng là 24 chiếc Su-30MK2V), Việt Nam đều đặt hàng máy bay tăng cường khả năng tác chiến trên biển.

Trong khi đó, biến thể Su-30K/MK mà Nga bán lại được thiết kế tăng cường đánh đất và không chiến. Với một mức giá phù hợp và những ưu đãi hợp lý, khả năng nâng cấp liên các chuẩn tiêm kích hiện đại như Su-30KN, lúc đó, Su-30KN sẽ trở nên là một sát thủ trên không đáng gờm hơn cả.

Sự xuất hiện của Su-30KN cùng với Su-30MK2 trong Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ tạo nên một cặp bài trùng "lợi hại".

Su-30MK2 chuyên đánh biển - không chiến, hỗ trợ cho Hải quân và Su-30K/MK đánh đất - không chiến, hỗ trợ cho lục quân.

Việt Nam được nhiều nguồn tin Nga đánh giá là khách hàng tiềm năng nhất trong thương vụ này, tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì đó vẫn chỉ là những phân tích "dự đoán" của họ.

Phạm Thái (tổng hợp)

Cập nhật hoạt động quân đội Mỹ

 Màn trình diễn ấn tượng của phi đội “Thiên thần xanh” (Blue Angels) tại căn cứ không quân Andrews, tập trận chung Eager Lion 12 ở Trung Đông, diễn tập chống tội phạm CARAT 2012 với Hải quân Hoàng gia Thái Lan, thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Logar, Afghanistan, đảm bảo an ninh hàng hải trên vùng biển Ả-rập…là những hoạt động nổi bật của quân đội Mỹ thời gian gần đây.

Vịnh Thái Lan (ngày 23 tháng 5 năm 2012): Xe bọc thép lội nước AAV của Trung đoàn Thủy quân Lục chiến số 4 lao ra từ tàu đổ bộ USS Germantown (LSD 42) trong cuộc diễn tập CARAT 2012. CARAT là một loạt các bài tập song phương giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Thái Lan được tổ chức hàng năm ở khu vực Đông Nam Á để tăng cường mối quan hệ và sức mạnh quân sự của hai nước.


Vịnh Thái Lan (ngày 21 tháng 5 năm 2012): Diễn tập chống tội phạm, khủng bố trên một tàu cá của Thái Lan trong CARAT 2012.


Vịnh Thái Lan (ngày 21 tháng 5 năm 2012): Diễn tập chống khủng bố, tội phạm trên một tàu cá của Thái Lan trong cuộc diễn tập CARAT 2012.


Vịnh Thái Lan (ngày 21 tháng 5 năm 2012): Binh lính thuộc trung đoàn Thủy quân lục chiến số 4 trên một chiếc xe tấn công lưỡng cư thực hiện đổ bộ vào bãi biển Hat Yao từ tàu đổ bộ LCU trong cuộc diễn tập CARAT 2012.


Vịnh Thái Lan (ngày 21 tháng 5 năm 2012): Binh lính thuộc trung đoàn Thủy quân lục chiến số 4 trên một chiếc xe bọc thép tấn công lưỡng cư thực hiện đổ bộ vào bãi biển Hat Yao từ tàu đổ bộ LCU trong cuộc diễn tập CARAT 2012.


Tàu sân bay tương lai chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Gerald R. Ford (CVN 78) tại nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls ở Newport News. Hiện tại, tàu đã hoàn thành được 75% và sẽ hạ thủy vào năm 2013 theo đúng tiến độ. Dự kiến, USS Gerald R. Ford sẽ gia nhập Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2015.


San Diego (23 tháng 5 2012): Thủy thủ Kenny Klein ôm thắm thiết vợ và con gái sau khi trở về cùng với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Halsey (DDG 97) tại căn cứ Hải quân San Diego.


Biển Ả-rập (23 tháng 5 năm 2012): Tàu sân bay USS Lincoln Abraham (CVN 72) được điều đến Hạm đội 5 để tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải tại vùng biển Ả-rập.


Biển Ả-rập (23 tháng 5 năm 2012): Vận chuyển vũ khí trên Tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN 72).


Biển Ả-rập (23 tháng 5 năm 2012): Bảo dưỡng máy bay Hornet F/A-18C thuộc Phi đội Máy bay tấn công (VFA) 151 trong khoang chứa máy bay của tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN 72).


Biển Bahrain (ngày 24 tháng 5 năm 2012): Thủy thủ Josiah Jackson tiến hành bảo dưỡng đạn dược trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Nitze (DDG 94) thuộc Hạm đội 5 Hải quân Hoa Kỳ khi tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải tại vùng biển Bahrain.


Afghanistan (25 tháng 5 năm 2012): Một binh sĩ Mỹ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 41tại khu vực Kherwar thuộc tỉnh Logar, Afghanistan.


Afghanistan (25 tháng 5 năm 2012): Các binh sĩ Mỹ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 41 tại khu vực Kherwar thuộc tỉnh Logar Afghanistan.


Afghanistan (25 tháng 5 năm 2012): Các binh sĩ Mỹ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 41 tại khu vực Kherwar thuộc tỉnh Logar Afghanistan.


Trung Đông (24 tháng 5 năm 2012): Một xe tăng M1A1 Abrams thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2, đơn vị quân viễn chinh 24 trong cuộc tập trận Eager Lion 12. Ngày 24/5, Mỹ đã tham gia cuộc tập trận quy mô lớn nhất ở Trung Đông mang tên Eager Lion 12 với sự tham gia của tổng cộng 19 nước với 12.000 lính.


Trung Đông (24 tháng 5 năm 2012): Binh lính tiếp cận một tòa nhà từ trực thăng H-60 Black Hawk của Jordan trong cuộc tập trận Eager Lion 12. Cuộc tập trận diễn ra ở biên giới giữa Jordan và Ả rập Xê-út, cách 260km về phía nam thủ đô Amman. Các loại vũ khí hùng mạnh đã được Mỹ đem ra thể hiện sức mạnh.


Trung Đông (24 tháng 5 năm 2012): Các nước tham gia cuộc tập trận Eager Lion 12 bao gồm Australia, Bahrain, Brunei, Ai Cập, Pháp, Ý, Iraq, Jordan, Ả-rập Xê-út, Kuwait, Lebanon, Pakistan, Qatar, Tây Ban Nha, Romania, Ukraine, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Anh và Mỹ.


Trung Đông (24 tháng 5 năm 2012): Cuộc tập trận nhằm tăng cường quan hệ quân sự giữa các bên thông qua cách tiếp cận chung, liên chính phủ và đa quốc gia; tập hợp sức mạnh quốc gia nhằm đối phó với các thách thức phức tạp trong an ninh hiện tại và tương lai.


Afghanistan (ngày 20 tháng 5 năm 2012): Tiêm kích F-16 Falcon Fighting thuộc phi đội máy bay chiến đấu viễn chinh 157 tại sân bay Kandahar, Afghanistan.


Afghanistan (ngày 20 tháng 5 năm 2012): Tiêm kích F-16 Falcon Fighting thuộc phi đội máy bay chiến đấu viễn chinh 157 tại sân bay Kandahar, Afghanistan.


Máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle tại sân bay quân sự Libby, Hoa Kỳ.


Máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle tại sân bay quân sự Libby, Hoa Kỳ.


Đại Tây Dương (22 tháng 5 năm 20012): Máy bay E-2C Hawkeye chuẩn khởi hành trên tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70).


Đại Tây Dương (22 tháng 5 năm 20012): F/A-18F Super Hornet cất cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70).



Andrews (19 tháng 5 năm 2012): Phi đội bay “Thiên thần xanh” (Blue Angels) của Hải quân Mỹ tại căn cứ Không quân Andrews.


Phi đội bay “Thiên thần xanh” (Blue Angels) là một phi đội bay trình diễn cấp cao của Hải quân Mỹ, được thành lập vào năm 1946.


Hiện nay, phi đội “Thiên thần xanh” đang sử dụng máy bay tiêm kích ném bom F/A-18 “Hornet” cho đội hình bay. Phi đội này thường trình diễn ở các sân bay dân sự và quân sự tại các thành phố lớn như San Francisco, Cleveland và Seattle.


Các máy bay được sơn màu giống màu đặc trưng của Hải quân Mỹ (xanh và vàng). Độ tuổi trung bình của phi công lái máy bay trong phi đội bay Thiên thần xanh là 33 tuổi, còn nhân viên kỹ thuật là 26 tuổi.


Mùa trình diễn của phi đội mỗi năm bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11. Trong mỗi lần bay trình diễn sử dụng 6 máy bay FA-18 Hornet. Khi bay, các máy bay thực hiện các bài bay thể hiện các kỹ năng đa dạng.


Để trúng tuyển vào đội “Thiên thần xanh”, phi công phải trải qua một cuộc cạnh tranh thi tài rất phức tạp với nhiều bài tập khó. Yêu cầu mỗi ứng viên phải là người đang phục vụ trong hải quân hoặc lực lượng thủy quân lục chiến (Navy or Marine Corps), có khả năng lái máy bay phản lực và tối thiểu đã có "thâm niên" 1.250 giờ bay.


Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, phi đội thực hiện các bài tập ở trần bay không quá 2.400m. Khi thời tiêt nhiều mây, chỉ thực hiện các bài tập bay ở trần bay không lớn hơn 460km.


Các phi công của phi đội nhận được mức lương trung bình, không được nhận thêm các khoản bổ sung. Tuy vậy, họ không phàn nàn gì, ngược lại họ luôn thấy tự hào và vinh dự khi là thành viên của phi đội “Thiên thần xanh”. Điều này quả thực là mơ ước, vinh dự và tự hào đối với mỗi phi công.